Chủ nhật Ngày 28 Tháng 04 Năm 2024, 09:38:25

Hương cốm vùng cao

Ngày đăng: 06/10/2020

Theo đồng bào Tày các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, lúa nếp là lúa để thờ cúng, hầu như nhà nào cũng trồng. Đến mùa gặt, đồng bào lại có tục làm cốm để dâng lên ông bà tổ tiên, báo cáo một năm được mùa, sau đó làm quà cho con trẻ nhân dịp Tết Trung thu.


Thu sang, lúa nếp bắt đầu cúi đầu, còn nguyên sữa, người ta đi cắt về làm cốm.


Các cum lúa được nướng trên bếp than hồng hoặc rang trong chảo.


Công đoạn giã cốm với những nhịp chày vui, khỏe khoắn.

Để có mẻ cốm ngon, giống lúa được lựa chọn là nếp cái hoa vàng đặc sản của địa phương. Lúa là hạt mẩy, đều bông, khi giã dẻo quánh nhưng không bị nát, hương thơm dịu nhẹ. Quan trọng hơn cả là kỹ năng rang hay nướng cum thóc trên than củi lửa hồng phải liu riu vừa độ. Khi căn đủ thời gian người ta bắt đầu đổ thóc ra và giã cốm. Tiếng chày va vào loỏng gỗ, cối đá rộn rã, mùi hương cốm thơm ngào ngạt, ngất ngây lòng người.



Người dân bán cốm ở chợ phiên các xã vùng cao, giá 100 nghìn đồng 1 kg, hay 10 nghìn đồng cho 1 lạng.

Cốm làm xong thường được gói bằng lá chuối xanh, lá dong vừa đẹp mắt vừa quyện mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Không chỉ để cúng, làm ăn chơi, cốm vùng cao còn được bán tại các chợ phiên, được khách du lịch tìm mua.

(Theo Báo Tuyên Quang)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.