Thứ sáu Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024, 10:56:59

Tính ưu việt của chế độ xã hội

Ngày đăng: 23/09/2020

Bài 3: Những kẻ tiếp tay phá chế độ

 

Kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam từng lưu truyền câu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. Vì không mảy may nghi ngờ chồng mình là gián điệp, Mỵ Châu đã vô tình tiết lộ bí mật nỏ thần – khiến đất nước rơi vào tay quân Triệu Đà xâm lược. Đó chỉ là truyền thuyết dân gian nhưng chứa đựng “bảo bối” tạo sức mạnh giữ nước và là bài học xương  máu về tinh thần cảnh giác.

Lich sử dân tộc ta cũng từng có những nhân vật bán nước cầu vinh, “cõng rắn cắn gà nhà”. Trần Ích Tắc từng là một quý tộc nhà Trần. Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), vì sợ chết nên đã đưa gia đình đi đầu hàng giặc. Nhân vật này được đưa về phương Bắc và được Hốt Tất Liệt phong làm “An Nam quốc vương”, chờ ngày đưa trở về nước như một cái cớ để xâm lược. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc phải ở lại Trung Quốc và chết ở đó. Trần Thiêm Bình chỉ là gia nô nhưng lại mạo xưng là con vua Trần Nghệ Tông để cầu giặc Minh vào xâm lược nước ta. 5.000 quân Minh đưa Trần Thiêm Bình về nước làm vua, sau đó bị nhà Hồ (Đại Ngu) đánh cho tơi bời và bản thân Trần Thiêm Bình bị xử lăng trì (tùng xẻo). Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh từng có hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, cầu viện quân Xiêm để diệt nghĩa quân Tây Sơn, bị Quang Trung đánh tan tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút vào đêm 19 rạng 20-1-1785. Giặc Xiêm cứu viện đại bại, Nguyễn Ánh chủ trương bắt tay và ký Hiệp ước    Versailles với Pháp, tạo cớ để Pháp có cớ xâm lược nước ta sau này.

Những nhân vật kể trên là những kẻ bán nước hại dân, gây hậu quả nghiêm trọng cho dân cho nước và đều đã nhận được cái kết bi thảm. Nỗi nhục muôn đời chưa gột rửa hết.

Còn trong thời đại của Internet và mạng xã hội hiện nay, những nhân vật làm phản, chống phá chế độ cũng có thể coi là những nhân vật bán nước hại dân, tiếp tay nối giáo cho giặc. Một trong những nhân vật ấy là Bùi Tín, vốn là một cán bộ cốt cán, một nhà lãnh đạo cơ quan báo chí chính thống trong nước. Gần ba chục năm quay lưng chống lại Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam, ông ta có nhiều bài viết cùng các luận điểm xuyên tạc tình hình đất nước, sai lệnh bản chất của Đảng, bán rẻ lương tâm để kiếm tiền nuôi sống bản thân, để cuối đời, trước khi nhắm mắt xuôi tay chẳng dám về quê cha đất Tổ bên gia đình, con cháu.

Một trong những nhân vật lâu nay xuất hiện thường xuyên nhất trên trang mạng Tiếng Dân là Nguyễn Đình Cống. Ông là giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo từng công tác tại Đại học Xây dựng. Ông là kỹ sư và có những đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ở lĩnh vực xây dựng. Sau khi về hưu, ông Nguyễn Đình Cống đã viết, phát tán nhiều bài viết trên các trang mạng hải ngoại, núp bóng chiêu bài “phản biện” trực tiếp chống đối Đảng, phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin, kêu gọi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Cách đây hơn 4 năm, ông Nguyễn Đình Cống từng tuyên bố từ bỏ Đảng. Trong bài “Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam” gần đây, Nguyễn Đình Cống đã đưa ra quan điểm cá nhân “mỗi lần Đại hội Đảng các cấp, trong báo cáo chính trị nhất thiết phải có các kinh nghiệm quý giá”; và ông Cống liệt kê các kinh nghiệm 4 kỳ Đại hội gần đây, trong đó có dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, từ đó bình bàn rằng: Đó là những kinh nghiệm thuộc lý thuyết; kinh nghiệm chỉ là những công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau đem trộn lại; là sản phẩm của tư duy của một vài đầu óc thiểu năng trí tuệ, xơ cứng và thuộc quá nhiều khẩu hiệu. Cuối cùng ông quy kết đó là sự dối trá, bịa đặt…!

Bồi đắp lý tưởng, niềm tin cho thế hệ mầm non.

Văn kiện của Đảng là sản phẩm của trí tuệ tập thể, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, được tổng kết từ thực tiễn, soi chiếu với lý luận nền tảng của Đảng ta, xã hội ta hiện nay là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài học kinh nghiệm Đảng rút ra qua các kỳ Đại hội là cơ sở để tiếp tục hoạch định chủ trương, giải pháp thực hiện thời kỳ tiếp theo. Nếu nói như ông Nguyễn Đình Cống thì ông đã phủ nhận hoàn toàn những thành quả của xã hội xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới; thành quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội Việt Nam mà toàn dân tộc chung tay đoàn kết thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua. Bên cạnh đó, ông cũng phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin; tuyên truyền xuyên tạc nhiều quan điểm, đường lối của Đảng gây bức xúc trong dư luận.

Bùi Tín, Nguyễn Đình Cống chỉ là hai trong số hàng chục nhà “bất đồng chính kiến”, phản Đảng, hại dân, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Cùng với họ, những cái tên Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Ðức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội… những nhân vật này đều được các thế lực thù địch phản động nước ngoài lôi kéo, lợi dụng tô vẽ thành “nhà dân chủ”, nhà hoạt động vì tự do để chống phá chế độ ta.

Tất cảc các chiêu trò xuyên tạc, phủ nhận lịch sử hay ‘thư ngỏ” đã đề cập ở những bài trước, hay vô vàn những lý do khác để các thế lực thù địch, tổ chức phản động lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta mà một trong những lý do là lực lượng này cố tình không nhìn thấy, không chịu thừa nhận tính ưu việt, nhân văn của chế độ mà đại đa số trong hơn 90 triệu đồng bào ta đã và đang chung lưng đấu cật thực hiện và được thụ hưởng. Họ được hà hơi tiếp sức của thế lực phản động, tự huyễn hoặc bản thân để mù quáng đấu tranh vì cái gọi là mục tiêu “dân chủ” kiểu phương Tây, thực chất là làm con rối cho thế lực thù địch phản động nước ngoài sai khiến, chống phá chế độ Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam.

ĐỨC ĐÀO

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.