Thứ bảy Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024, 12:21:42

Điện Biên chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN, chăm lo đời sống đồng bào tôn giáo

Ngày đăng: 20/01/2023

QK2 – Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng cao, đường biên giới dài, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và LLVT tỉnh Điện Biên đã phát huy nội lực, đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không ngừng vươn lên và đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhiều lĩnh vực đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và kế hoạch đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; đồng thời nhận thức rõ quan điểm để tăng cường tiềm lực Quốc phòng – An ninh (QP-AN) địa phương ngày càng vững chắc thì trước hết phải làm tốt công tác giáo dục QP-AN, nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, trực tiếp là tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân, vùng đồng bào tôn giáo trong tỉnh đối với nhiệm vụ QP-AN. Năm qua, tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Hội đồng Giáo dục QP-AN Quân khu, tích cực triển khai công tác giáo dục QP-AN, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ QP-AN ở địa phương. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng có sự đổi mới mạnh mẽ, theo hướng “toàn diện, cơ bản, thống nhất”, với mục tiêu lấy chất lượng làm chính, kết hợp với chú trọng mở rộng đối tượng bồi dưỡng.

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 741 tham gia xây dựng nhà bán trú cho học sinh vùng cao huyện Tủa Chùa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cơ đốc phục lâm Việt Nam. Số gia đình và nhân khẩu theo các tôn giáo được phân bố ở 704/1.445 phố, bản, đội thuộc 115/129 xã, phường, thị trấn (của 10 huyện, thị xã, thành phố). Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới về công tác dân tộc, tôn giáo, Hội đồng Giáo dục QP-AN tỉnh đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng về quan điểm, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đồng thời hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả về công tác giáo dục chính trị nâng cao nhận thức cho bộ đội và đội ngũ cán bộ, già làng trưởng bản, tham gia bồi dưỡng đầy đủ các lớp tập huấn về công tác tôn giáo do Hội đồng Giáo dục QP-AN tỉnh, Quân khu tổ chức.

Cùng với đó, Hội đồng giáo dục QP-AN đã triển khai thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, chức việc, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo. Năm 2022, toàn tỉnh có 5.441 lượt cán bộ các đối tượng và 10 vị chức sắc, chức việc tôn giáo được bồi dưỡng kiến thức QP-AN; góp phần tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên, các chức sắc, chức việc tôn giáo và nhân dân về sự cần thiết phải tăng cường củng cố QP-AN. Đặc biệt, cơ quan quân sự các cấp đã thường xuyên quan tâm, chăm lo tới cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc, tôn giáo. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác tuyển quân, làm tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ cho quân nhân là người dân tộc, tôn giáo; có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đảng viên, đoàn viên và đào tạo cán bộ là người dân tộc, tôn giáo để phục vụ lâu dài trong quân đội vào các cơ quan nhà nước; thực hiện tốt công tác tuyển sinh, cử tuyển quân nhân là người dân tộc, tôn giáo hoàn thành nghĩa vụ quân sự đi đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ cho địa phương.

Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN cho đồng bào tôn giáo, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhiều chủ trương, giải pháp chăm lo phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo QP-AN vùng đồng bào tôn giáo. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; tổ chức hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận, qua đó đã phối hợp tuyên truyền cho nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước. Trong năm 2022, các cơ quan, đơn vị phối hợp tổ chức 1.826 buổi tuyên truyền với 72.162 lượt người dân tham gia; giúp nhân dân làm 70,8 km đường giao thông nông thôn, 6 cây cầu gỗ; củng cố 11 km kênh mương thủy lợi; sửa và làm mới 315 nhà; san, gạt nền cho 5 điểm trường mầm non…

Cán bộ Ban CHQS huyện Mường Nhé hướng dẫn nhân dân xã Mường Toong cách ghép cây ăn quả.

Các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo, biên giới, nơi có tình hình phức tạp về an ninh chính trị. Tập trung giúp địa phương củng cố, kiện toàn các tổ chức; nâng cao chất lượng hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; phát triển đảng viên, tạo nguồn cán bộ cơ sở cho địa phương; đào tạo nghề, hướng nghiệp cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ (Năm 2022 đã phối hợp củng cố được 62 lượt chi bộ, 148 lượt tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể đi vào hoạt động có nền nếp. Trong 5 năm, có 246 quân nhân tại ngũ là người địa phương được kết nạp vào Đảng; tuyển sinh quân sự vào các trường sĩ quan quân đội 261 học viên, cử tuyển 33 đồng chí…).

Những kết quả trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo động lực mới để tỉnh Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, CNH, HĐH trong thời gian tới. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, Điện Biên là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các mặt khác chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều thế mạnh chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả. Kết cấu hạ tầng cơ sở tuy có nhiều cải thiện, nhưng còn thấp kém, chưa đồng bộ. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Hệ thống chính trị ở cơ sở có nơi còn yếu, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa còn hạn chế. Công tác QP-AN có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Các hoạt động vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp…

Trước yêu cầu thách thức đó, tỉnh Điện Biên tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình công tác trọng tâm, với các đề án, kế hoạch, trên cơ sở phù hợp đối với từng ngành, từng địa phương. Trong phát triển KT-XH, tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch; huy động nguồn lực, khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững các ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, tạo thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực một cách vững chắc, phát triển mạnh kinh tế vùng và các thành phần kinh tế. Về văn hóa – xã hội, tập trung giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chính sách xã hội; tăng cường phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa – hiện đại hóa – xã hội hóa; quan tâm chăm lo, chăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân, tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị y tế và chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào tôn giáo.

Cùng với đó, tỉnh Điện Biên tập trung tăng cường QP-AN, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia. Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nhất là bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, các chức sắc, chức việc, người có uy tín; giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân trong quán triệt và triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về nhiệm vụ QS-QP, về kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường QP-AN. Tập trung hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, quản lý công tác QS-QP địa phương; trong đó, đặc biệt chú trọng kiện toàn tổ chức đảng ở cơ sở, đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quân sự, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng. Chăm lo xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng xã, phường, thôn bản an toàn, nhất là ở địa bàn trọng điểm, chiến lược, miền núi, vùng cao, biên giới, củng cố "thế trận lòng dân", phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ và các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới của các thế lực thù địch và bọn phản động. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng đóng quân trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, công tác tôn giáo; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo và các hoạt động tôn giáo; chủ động bám nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động tôn giáo trái pháp luật; hướng dẫn đồng bào tôn giáo sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật…

Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng cao, đường biên giới dài, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và LLVT tỉnh Điện Biên đã phát huy nội lực, đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không ngừng vươn lên và đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhiều lĩnh vực đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và kế hoạch đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; đồng thời nhận thức rõ quan điểm để tăng cường tiềm lực Quốc phòng – An ninh (QP-AN) địa phương ngày càng vững chắc thì trước hết phải làm tốt công tác giáo dục QP-AN, nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, trực tiếp là tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân, vùng đồng bào tôn giáo trong tỉnh đối với nhiệm vụ QP-AN. Năm qua, tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Hội đồng Giáo dục QP-AN Quân khu, tích cực triển khai công tác giáo dục QP-AN, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ QP-AN ở địa phương. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng có sự đổi mới mạnh mẽ, theo hướng “toàn diện, cơ bản, thống nhất”, với mục tiêu lấy chất lượng làm chính, kết hợp với chú trọng mở rộng đối tượng bồi dưỡng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cơ đốc phục lâm Việt Nam. Số gia đình và nhân khẩu theo các tôn giáo được phân bố ở 704/1.445 phố, bản, đội thuộc 115/129 xã, phường, thị trấn (của 10 huyện, thị xã, thành phố). Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới về công tác dân tộc, tôn giáo, Hội đồng Giáo dục QP-AN tỉnh đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng về quan điểm, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đồng thời hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả về công tác giáo dục chính trị nâng cao nhận thức cho bộ đội và đội ngũ cán bộ, già làng trưởng bản, tham gia bồi dưỡng đầy đủ các lớp tập huấn về công tác tôn giáo do Hội đồng Giáo dục QP-AN tỉnh, Quân khu tổ chức.

Cùng với đó, Hội đồng giáo dục QP-AN đã triển khai thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, chức việc, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo. Năm 2022, toàn tỉnh có 5.441 lượt cán bộ các đối tượng và 10 vị chức sắc, chức việc tôn giáo được bồi dưỡng kiến thức QP-AN; góp phần tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên, các chức sắc, chức việc tôn giáo và nhân dân về sự cần thiết phải tăng cường củng cố QP-AN. Đặc biệt, cơ quan quân sự các cấp đã thường xuyên quan tâm, chăm lo tới cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc, tôn giáo. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác tuyển quân, làm tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ cho quân nhân là người dân tộc, tôn giáo; có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đảng viên, đoàn viên và đào tạo cán bộ là người dân tộc, tôn giáo để phục vụ lâu dài trong quân đội vào các cơ quan nhà nước; thực hiện tốt công tác tuyển sinh, cử tuyển quân nhân là người dân tộc, tôn giáo hoàn thành nghĩa vụ quân sự đi đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ cho địa phương.

Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN cho đồng bào tôn giáo, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhiều chủ trương, giải pháp chăm lo phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo QP-AN vùng đồng bào tôn giáo. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; tổ chức hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận, qua đó đã phối hợp tuyên truyền cho nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước. Trong năm 2022, các cơ quan, đơn vị phối hợp tổ chức 1.826 buổi tuyên truyền với 72.162 lượt người dân tham gia; giúp nhân dân làm 70,8 km đường giao thông nông thôn, 6 cây cầu gỗ; củng cố 11 km kênh mương thủy lợi; sửa và làm mới 315 nhà; san, gạt nền cho 5 điểm trường mầm non…

Các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo, biên giới, nơi có tình hình phức tạp về an ninh chính trị. Tập trung giúp địa phương củng cố, kiện toàn các tổ chức; nâng cao chất lượng hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; phát triển đảng viên, tạo nguồn cán bộ cơ sở cho địa phương; đào tạo nghề, hướng nghiệp cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ (Năm 2022 đã phối hợp củng cố được 62 lượt chi bộ, 148 lượt tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể đi vào hoạt động có nền nếp. Trong 5 năm, có 246 quân nhân tại ngũ là người địa phương được kết nạp vào Đảng; tuyển sinh quân sự vào các trường sĩ quan quân đội 261 học viên, cử tuyển 33 đồng chí…).

Những kết quả trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo động lực mới để tỉnh Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, CNH, HĐH trong thời gian tới. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, Điện Biên là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các mặt khác chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều thế mạnh chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả. Kết cấu hạ tầng cơ sở tuy có nhiều cải thiện, nhưng còn thấp kém, chưa đồng bộ. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Hệ thống chính trị ở cơ sở có nơi còn yếu, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa còn hạn chế. Công tác QP-AN có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Các hoạt động vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp…

Trước yêu cầu thách thức đó, tỉnh Điện Biên tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình công tác trọng tâm, với các đề án, kế hoạch, trên cơ sở phù hợp đối với từng ngành, từng địa phương. Trong phát triển KT-XH, tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch; huy động nguồn lực, khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững các ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, tạo thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực một cách vững chắc, phát triển mạnh kinh tế vùng và các thành phần kinh tế. Về văn hóa – xã hội, tập trung giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chính sách xã hội; tăng cường phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa – hiện đại hóa – xã hội hóa; quan tâm chăm lo, chăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân, tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị y tế và chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào tôn giáo.

Cùng với đó, tỉnh Điện Biên tập trung tăng cường QP-AN, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia. Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nhất là bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, các chức sắc, chức việc, người có uy tín; giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân trong quán triệt và triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về nhiệm vụ QS-QP, về kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường QP-AN. Tập trung hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, quản lý công tác QS-QP địa phương; trong đó, đặc biệt chú trọng kiện toàn tổ chức đảng ở cơ sở, đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quân sự, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng. Chăm lo xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng xã, phường, thôn bản an toàn, nhất là ở địa bàn trọng điểm, chiến lược, miền núi, vùng cao, biên giới, củng cố "thế trận lòng dân", phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ và các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới của các thế lực thù địch và bọn phản động. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng đóng quân trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, công tác tôn giáo; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo và các hoạt động tôn giáo; chủ động bám nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động tôn giáo trái pháp luật; hướng dẫn đồng bào tôn giáo sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật…

VỪ A BẰNG, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên
 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.