Thứ ba Ngày 23 Tháng 04 Năm 2024, 11:35:24

Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Nghĩa Đô

Ngày đăng: 04/11/2017

Ngược dòng sông Chảy theo Quốc lộ 279, cách trung tâm huyện lỵ Bảo Yên (Lào Cai) 24 km về phía Tây Bắc là xã Nghĩa Đô – một vùng đất giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc Nghĩa Đô đã luôn kề vai sát cánh cùng các đơn vị bộ đội làm nên những chiến công vang dội.Ngược dòng sông Chảy theo Quốc lộ 279, cách trung tâm huyện lỵ Bảo Yên (Lào Cai) 24 km về phía Tây Bắc là xã Nghĩa Đô – một vùng đất giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc Nghĩa Đô đã luôn kề vai sát cánh cùng các đơn vị bộ đội làm nên những chiến công vang dội.Đầu năm 1948, bằng sức mạnh quân sự kết hợp kích động chia rẽ dân tộc, thực dân Pháp chiếm đóng nhiều khu vực ở Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lào Cai. Để củng cố phòng tuyến làm bàn đạp tấn công thủ đô kháng chiến Việt Bắc, chúng dồn sức xây dựng hệ thống đồn bốt vững chắc, riêng trên tuyến từ Bảo Hà – Phố Ràng – Nghĩa Đô chúng đã dựng lên hơn chục đồn binh kiên cố như đồn Bảo Hà, Phố Ràng, Ngòi Mác, Bắc Cuông, Cầu Vắc, Nghĩa Đô… Tháng 6-1949, bằng chiến thắng Phố Ràng vang dội của ta, Pháp và tay sai tập trung củng cố đồn Nghĩa Đô thành một cứ điểm mạnh. Tại đây, chúng ngày đêm vơ vét của cải, lương thực, dồn phu, bắt lính làm cho đời sống nhân dân các dân tộc vùng Nghĩa Đô vô cùng bi cực, lầm than.Để mở rộng vùng căn cứ cách mạng và từng bước giải phóng đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc khỏi ách kìm kẹp của bọn thực dân và tay sai độc ác, Đảng và Bác Hồ sáng suốt chỉ đạo mở các chiến dịch lớn như Lao Hà, Sông Thao, Lê Hồng Phong và chiến dịch biên giới… Tháng 2-1950, với chiến lược tổng lực, liên hoàn các lực lượng cách mạng hiệp đồng đồng loạt tiến công nhiều cứ điểm của địch trên các mặt trận từ Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu đến Lào Cai nhằm giành thế chủ động tấn công và khai thông mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế.Trên mặt trận đánh đồn Nghĩa Đô, Trung đoàn chủ lực E165 Lao Hà, Trung đội du kích thường trực B70 mở cuộc tập kích quyết liệt đánh vào đồn, quân địch thiệt hại nặng nề. Đến ngày 23-2-1950 bọn Pháp và tay sai trong đồn đã cạn sức, một số ra đầu hàng, số còn lại liều lĩnh tìm đường chạy sang Bắc Hà. Quân ta làm chủ chiến trường.Chiến thắng Nghĩa Đô đã tạo một bước ngoặt để Nhà nước ta xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, ổn định cuộc sống, thực sự là hậu phương vững chắc đóng góp sức người sức của cùng quân và dân các dân tộc trong tỉnh chiến đấu, tiến tới giải phóng Lào Cai (11-1950). Vùng đất này cũng là nơi có nền văn hóa phong phú, trong đó, dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời, tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và được lưu giữ cho đến ngày nay.

VŨ HƯƠNG (ST)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.