Thứ bảy Ngày 20 Tháng 04 Năm 2024, 02:35:55

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân

Ngày đăng: 15/05/2018

Tội hành hung đồng đội quy định tại Điều 398, nêu rõ: Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 82 nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật trong giờ nghỉ, ngày nghỉ.

Khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dung đối với người phạm tội là chỉ huy hoặc sỹ quan hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp bao gồm: phạm tội đối với chỉ huy hoặc cấp trên; phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân; trong khu vực có chiến sự; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Hình phạt Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, Điều 401 quy định: Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Phạt tù từ 5 năm đến 12 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Là chỉ huy hoặc sĩ quan; bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự; lôi kéo người khác phạm tội; gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Phạm tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu dẫn đến gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Về Tội đào ngũ, tại Điều 402, quy định: Người nào rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Lôi kéo người khác phạm tội; mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự; gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung hình phạt tù từ 5 năm đến 12 năm áp dụng đối với người  phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Trong chiến đấu; trong khu vực có chiến sự; trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; trong tình trạng khẩn cấp và trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 403 quy định Tội trốn tránh nhiệm vụ nêu rõ: Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 02 năm. Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Lôi kéo người khác phạm tội; trong thời chiến; trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; trong tình trạng khẩn cấp; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Điều 403 cũng nêu rõ người phạm tội trốn tránh nhiệm vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.

Hình phạt Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, Điều 404 nêu: Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 110 (Tội gián điệp), điều 337 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước) và điều 361 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác) thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Khung hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Trong khu vực có chiến sự; trong chiến đấu; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Về Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự, Điều 405 nêu rõ: Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 110 điều 337 và điều 361 thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Là chỉ huy hoặc sĩ quan; trong khu vực có chiến sự; trong chiến đấu; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Theo Điều 406 về Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS 2015) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 Quốc hội khóa XIV có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 quy định: Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 (Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật Nhà nước) và Điều 362 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan hoặc phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Trong khu vực có chiến sự; trong chiến đấu; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Quy định về khung hình phạt về tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, Điều 407 nêu rõ: Người nào làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 (Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật Nhà nước) và Điều 362 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác) của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Người phạm tội là chỉ huy hoặc sỹ quan hoặc phạm tôi thuộc một trong các trường hợp: Trong khu vực có chiến sự;trong chiến đấu; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọngthì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Tội báo cáo sai quy định tại Điều 408 quy định hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng. Người phạm tội trong chiến đấu hoặc thuộc một trong các trường hợp: Trong khu vực có chiến sự; trong tình trạng khẩn cấp; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Tại Điều 409 về tội vi phạm quy định về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy, quy định rõ: Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Trong chiến đấu; trong khu vực có chiến sự; trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; trong tình trạng khẩn cấp; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Về tội vi phạm quy định về bảo vệ, Điều 410 nêu rõ: Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tuân tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp: Làm người được bảo vệ, hộ tổng bị tổn thương cơ thể; làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự; làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 5 năm. Khung hình phạt tù từ 03 năm đến 7 năm áp dụng đối với người phạm tội làm người được bảo vệ, hộ tống chết hoặc phạm tôi thuộc một trong các trường hợp: Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự; trong chiến đấu; trong khu vực có chiến sự; lôi kéo người khác phạm tội; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

NGÔ VĂN

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.